Dịch vụ múa lân giá rẻ Hồ Chí Minh

Kỷ Nguyên Vàng cung cấp dịch vụ múa lân khai trương, múa lân sự kiện chất lượng rẻ nhất Hồ Chi Minh.

Trong văn hóa tâm linh của người châu Á, ba linh vật lân – sư – rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống, vì vậy nên người xưa quan niệm rằng điệu múa lân này sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng. Vậy tục múa lân này xuất phát từ đâu các quốc gia khác nhau có điệu múa khác nhau như thế nào?

1Múa lân sư rồng là gì?

Đây là một loại hình nghệ thuật múa dân gian đường phố bắt nguồn từ đường phố ở tỉnh phía Nam, Quảng Đông, Trung Quốc cách đây hơn nghìn năm. Ba linh vật này đều mang tính thần thoại, đại diện cho mong ước thịnh vượng, may mắn, xua đuổi điềm xấu nên thường được biểu diễn trong các lễ hội, ngày khai trương, Tết Nguyên đán, động thổ…

Múa lân, múa sư:

Theo truyền thuyết miền Nam Trung Quốc, khi xưa ở khu vực ven biển thường xuất hiện quái thú đầu to mắt lồi, miệng rộng gọi là Kỳ Lân lên bờ quấy phá dân làng. Sau khi được ông lão râu tóc bạc phơ (được cho là hiện thân của Bồ Tát) chỉ cách, dân làng liền lấy giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi trét bột màu lên nhìn vô cùng dữ tợn sau đó đợi khi quái thú đến thì đem ra nhảy múa trong trong tiếng gõ trống, chiêng,… khiến quái thú sợ hãi chạy mất, từ đó về sau không còn dám đến quấy phá nữa. Kể từ đó vào các dịp lễ, tết mọi người thường mang hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng. Dần dần hình thành trong tín niệm người miền Nam Trung Quốc rằng múa lân sẽ đem lại sự thịnh vượng may mắn và được người xưa gọi là múa Nam Sư. Tại miền Bắc thịnh hành múa sư tử nên gọi là múa Bắc Sư.

Khi xưa người Hoa di cư vào Việt Nam cũng mang theo tập tục này, kể từ đó múa lân, múa sư dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta.

Múa rồng:

Theo dân gian Trung Quốc kể lại, khi xưa sau khi bị một con rít nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương, con rồng đã tới nhờ một vị thầy thuốc nhân gian giúp đỡ. Để trả ơn vị thầy thuốc, con rồng đã thể hiện một điệu múa để cầu mưa thuận gió hòa. Từ đó vào dịp lễ hội hay ngày đầu năm mới dân chúng thường biểu diễn múa rồng để cầu mong sức khỏe, may mắn, hanh thông trong cuộc sống. Còn đối với người Việt rồng được xem là Phúc thần mang đến sự an khang thịnh vượng, nên điệu múa rồng sẽ được biểu diễn trong các đại lễ quan trọng dưới hình thức: rước kiệu rồng, múa rồng, đua thuyền rồng,…

Ý nghĩa

Một nhân vật không thể thiếu trong bài múa chính là ông Địa (được xem là hiện thân của Đức Phật Di Lặc), mặc áo dài, tay cầm quạt phe phẩy, vừa xoa xoa chiếc bụng phệ vừa trêu ghẹo chú lân và những người xem biểu diễn, khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười hiền lành. Cũng có truyền thuyết kể lại rằng sau khi hàn phục được quái vật (con lân) chuyên phá hoại trên bờ, mỗi lần Tết đến Đức Di Lặc sẽ hóa thân thành ông Địa dẫn quái vật xuống chúc Tết mọi người, biểu trưng cho cái ác hóa lành

Người xưa cho rằng ông Địa và lân đi đến đâu là sẽ mang phúc lộc đến cho nơi đó bởi vì họ quan niệm con lân có thể xua đuổi được tà ma còn ông Địa sẽ mang điềm lành đến cho nhân gian. Bên cạnh đó hình ảnh ông địa trêu ghẹo, xoa đầu lân sư rồng cũng thể hiện mối quan hệ giữa vạn vật trong nhân sinh đều gắn bó hòa hợp, sâu sắc.

Mọi thông tin liên hệ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI KỶ NGUYÊN VÀNG

25LK2, lô 10, Khu dân cư Hà Đô, phường Thới An, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0935 240 730

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *